TĂNG HUYẾT ÁP

TĂNG HUYẾT ÁP

Phân loại theo JNC VI

Xếp loại

Tâm thu (mmHg)

Tâm trương (mmHg)

Tối ưu

<120

<80

Bình thường

<130

<85

Bình thường cao

130-139

85-89

Tăng huyết áp độ 1

140-159

90-99

Độ 2

160-179

100-109

Độ 3

≥180

≥110

(Arch Intern Med 157:2413, 1997)

Nguyên nhân

*        Nguyên phát (95%): 10-15% ở người lớn da trắng, 20-30% ở người lớn da đen, bắt đầu ở 25-55 tuổi, tiền sử gia đình (+).

*        Thận: (4%).

-         Mạch máu thận (2%): hẹp động mạch thận do xơ vữa hoặc loạn dưỡng cơ sợi.

-         Nhu mô thận (2%): suy thận à ứ muối Na.

*        Nội tiết (0,5%)

-         U tuỷ thượng thận (0,2%).

-         Cường aldosterole nguyên phát (0,1%).

-         Hội chứng Cushing (0,2%).

*        Hẹp eo động mạch chủ (0,2%).

*        Dùng estrogen (5% phụ nữ dùng thuốc ngừa thai, do á tổng hợp  cơ chất renin tại gan).

Công việc cần làm

*        Mục tiêu:

(1)   Xác định nguyên nhân gây tăng huyết áp.

(2)  Đánh giá tổn thương cơ quan đích.

(3)  Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc bệnh lý khác ta phải điều chỉnh việc điều trị.

*        Bệnh sử: dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động mạch vành, suy tim, cơn thoáng thiếu máu não / tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên, đái tháo đường, suy thận, tiền sử gia đình (+), chế độ ăn, việc cung cấp muối Na, hút thuốc lá, uống rượu, thuốc kê toa, thuốc không cần toa và thuốc ngừa thai.

Khám thực thể

*        Đo HA ≥ 2 lần, cách nhau > 2 phút, kiểm tra ở cánh tay bên kia. Soi đáy mắt, khám tim (phì đại thất T, các âm thổi), mạch máu ngoại biên, khám bụng (khối u hoặc âm thổi), khám thận.

Xét nghiệm cận lâm sàng

*        Ion đồ máu, BUN, creatinine, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, lipid máu, ECG (tìm phì đại thất T), XQ ngực.

Tiến hành tìm nguyên nhân thứ phát.

*        Xem xét đến nếu bệnh nhân < 20 tuổi hoặc > 50 tuổi, khởi phát đột ngột, tăng HA trầm trọng, tăng HA nặng dần hoặc kháng trị.

*        Bệnh mạch máu thận

-         Dấu hiệu lâm sàng: người lớn tuổi hơn, bệnh lý xơ vữa động mạch, âm  thổi động mạch thận, â K tự  nhiên, suy thận cấp  khi dùng ƯCMC dạng angiotensine.

-         Hẹp động mạch thận 1 bên (70%) à thể tích máu bình thường và Creatinine máu bình thường.

-         Hẹp động mạch thận 2 bên (30%) àá thể tích máu, áCreatinine máu.

-         Xét nghiệm chẩn đoán.

+ Scan thận với captopril: độ nhạy cảm 90%, độ chuyên biệt 90%, có thể  bỏ sót  hẹp động mạch thận hai bên.

+ siêu âm Doppler: tùy thuộc nhiều vào người làm.

+ MRA: độ nhạy cảm 90%  và độ chuyên biệt 90%, có thể đánh giá quá mức về mức độ hẹp.

+ Renin tỉnh mạch thận + captopril (ảnh hưởng / không ảnh hưởng > 1.51) : độ nhạy cảm > 80%, độ chuyên biệt 60%.

+ Chụp động mạch: tiêu chuẩn vàng.

*        Bệnh mô nhu thận: BUN, créatinine, độ thanh lọc creatinine.

*        Nguyên nhân nội tiết à xem  “ rối loạn tuyến thượng thận”.

*        Hẹp eo động mạch chủ:

-         Dấu hiệu lâm sàng: â mạch ở chân, âm thổi tâm thu ở sau lưng, thời gian quay - đùi trễ, phì đại thất T, XQ ngực thấy có khuyết ở xương sườn.

-         Xét nghiệm chẩn đoán: siêu âm tim, chụp động mạch chủ điều trị

Điều trị

*        Dựa trên mức độ tăng huyết áp và sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác với bệnh lý thần kinh, thận, tim  mạch.

*        Điều chỉnh lối sống: giảm cân để được cân nặng lý tưởng, tập vận động ≥ 20/ ngày, kiêng rượu, thuốc lá, â sử dụng Na: ≤ 3g/ngày.

*        Sự lựa chọn thuốc: có nhiều sự lựa chọn khác nhau, sau đây chỉ là một vài đề nghị:

-         Tăng huyết áp không biến chứng: thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn bêta.

-         Đái tháo đường: thuốc ƯCMC.

-         Bệnh động mạch vành: thuốc chẹn bêta.

-         Suy tim: thuốc ƯCMC dạng angiotensine, thuốc lợi tiểu.

*        Nguyên nhân thứ phát:

-         bệnh mạch máu thận: chụp động mạch ± nong, phẫu thuật.

-         Bệnh nhu mô thận: hạn chế muối và nước, ± lợi tiểu.

-         Nguyên nhân nội tiết à xem “ rối loạn tuyến thượng thận”.

Biến chứng

*        Trên thần kinh: vỡ phình mạch, cơn thoáng thiếu máu não/ tai biến mạch máu não.

*        Bệnh lý võng mạc:

-          I: hẹp tiểu động mạch.

-          II: bắt chéo động tĩnh mạch

-         III: xuất huyết và xuất tiết

-          IV: phù gai thị.

*        Trên tim: bệnh động mạch vành, phì đại thất T, suy tim.

*        Trên mạch máu: bóc tách động mạch chủ, phình động mạch chủ.

*        Trên thận: đạm niệu, suy thận.

 

Lượt xem: 1219
 
 
 
 

BS Trương Hồng Quốc

Điện thoại: 0918151869
Email: bstruongsinh@yahoo.com.vn

Lịch làm việc:

Sáng 7h30 - 11h30
Chiều 14h00 - 18h00
Chiều Chủ nhật Nghỉ
Vấn đề bạn quan tâm
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y TRƯỜNG SINH ĐƯỜNG. Giấy phép số: 04130/SYT-GPHĐ
58 Hà Chương - P. Trung Mỹ Tây - Quận 12 - TP. Hồ Chí Minh
ĐT, Zalo: 0918.151.869
Website: www.phongkhamtruongsinhduong.com
Email: bstruongsinh@yahoo.com.vn, quocbaolong@yahoo.com
Đang online:
Lượt truy cập: 318675