Mỡ máu tăng là khi mà hàm
lượng của một thành phần hoặc là nhiều thành phần chất mỡ trong huyết tương
vượt qúa giới hạn bình thường thì gọi là bệnh tăng mỡ máu, cũng có thể gọi là
chứng mỡ máu cao (hyperlipidemia).
Do mỡ dạng hoà tan trong
huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi
là chứng mỡ – albumin cao (hyperlipoproteinemia). Mỡ máu tăng cao là bệnh do
rối loạn chuyển hóa, thường là chứng bệnh nghiêm trọng và phức tạp…
Triệu chứng bệnh thường không
rõ ràng. Chẩn đoán bệnh chủ yếu là dựa vào xét nghiệm mỡ máu. Do mỡ máu cao dẫn
đến xơ hoá mạch, động mạch kém đàn hồi nên trên lâm sàng thường biểu hiện triệu
chứng thiểu năng tuần hoàn vành, thiếu máu tâm cơ hoặc nhồi máu não do xơ vữa
động mạch. Kiểm tra mỡ máu thấy:
Lipit toàn phần: Cholesterol toàn phần (TC) tăng. Triglyxerit
(TG) tăng.
Điện di lipoprotein: VLDL, LDL, IDL, HDL).
Đối với những người bị
chứng máu nhiễm mỡ lâu ngày, cần nhanh chóng có biện pháp điều trị nếu không dễ
biến chứng nguy hiểm sau này như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
Điều trị bằng thuốc Tây y đối với bệnh máu nhiễm mỡ hiện nay còn nhiều hạn chế,
trong khi đó, có những bài thuốc đông y lại điều trị bệnh này rất công hiệu.
Chứng Cholesterol Máu cao, Mỡ Trong Máu (Lipit huyết cao),
Gan Nhiễm Mỡ,… Tuy tên gọi khác nhau, cơ chế bệnh sinh theo YHHĐ có khác nhau nhưng đối với YHCT thì
nguyên nhân và cách điều trị khá giống nhau. Chứng trạng của bệnh này nằm
rải rác trong các chứng Đờm Ẩm, Huyễn Vựng, Đầu Thống, Hung Tý, Ma Mộc,… của
Đông y.
Theo Y Học Cổ Truyền nguyên nhân gây nên Cholesterol cao có
thể do:
+ Ăn nhiều những thức ăn béo ngọt, uống nhiều bia rượu,…làm
cho tạng Tỳ không đủ sức vận hóa hết, đọng lại mà thành bệnh.
+ Ăn uống nhiều đồ sống lạnh hại Tỳ, Tỳ không đủ sức vận
hóa thủy thấp, thủy thấp và dưỡng trấp đọng lại gây béo phì, máu nhiễm mỡ, gan
nhiễm mỡ ,…
+ Tình chí bị thương tổn khiến Can khí bị uất trệ, huyết ứ.
Can khí uất kết gây tổn thương Tỳ Vị, Tỳ mất chức năng kiện vận, lượng mỡ không
chuyển hóa được tụ lại gây nên bệnh
+ Thận Khí hư suy: Người lớn tuổi cơ thể bị suy yếu, thận khí
hư suy, không đủ sức vận hóa, dưỡng trấp đọng lại mà thành bệnh
+ Đờm ngưng huyết kết: Bình thường, lượng mỡ hóa sinh vào
với thủy cốc, dưỡng trấp, mỡ cùng với tân dịch đều là loại chất dịch, tân dịch
và huyết cùng hỗ sinh cho nhau, mỡ và máu cùng quy vào phần dinh. Tân dịch tụ
lại sinh ra đờm, huyết dịch ứ trở gây nên huyết ứ. Đờm ngưng, huyết trở đều làm
cho lượng mỡ chuyển hóa thất thường, tụ lại thành trọc tà, gây nên Cholesterol
cao.
CHẨN ĐOÁN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
– Triệu chứng hư:
Âm hư (Thận âm hư là chính): đầu choáng
đau, ù tai, tê chân tay, miệng ráo họng khô, thất miên đa mị, ngũ tâm phiền
nhiệt, lưng gối đau mỏi, tiểu vàng tiện khô, lưỡi hồng ít rêu, mạch tế sác.
Dương hư (Thận dương hư là chủ): đau lưng
mệt mỏi, sợ lạnh, chi lạnh, tinh thần bất thư, sắc mặt trắng nhợt, mắt và mặt
da bủng, hư phù, đại tiện lỏng nát, lưỡi nhợt bệu, rêu trắng hoạt, mạch trầm
nhược.
Triệu chứng âm – dương lưỡng hư (Thận âm,
thận dương đều hư).
– Triệu chứng thực
Đàm trọc, béo bệu,
huyễn vựng, đầu nặng như đè, tâm quí, ngực tâm khí bĩ, đau âm ỉ trước ngực, chi
tê nặng, rêu lưỡi, mạch huyền hoạt.
– Triệu chứng huyết ứ
Chất lưỡi xám tía hoặc ban điểm ứ huyết,
đau có vị trí nhất định (đau lâu, cự hoặc thiện án). Bụng huyết ứ, tụ tích, ly
kinh chỉ huyết (xuất huyết hoặc ngoại thương huyết ứ). Ban ứ ở niêm mạc, da,..
thống kinh, bế kinh, máu đen thẫm…da cơ khô ráp, tê mỏi nửa thân, đại tiện táo,
mạch lạc dị thường, mạch sáp hoặc vô mạch.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
ĐÀM THẤP NỘI TRỞ
Hình
thể béo bệu, thích ăn và ăn nhiều các chất béo ngọt; đầu nặng căng chướng; bụng
ngực bĩ tức, buồn nôn hoặc nôn khan, miệng khô không khát, tứ chi gầy gò, người
nặng nề, bụng chướng, rêu lưỡi nhờn; mạch huyền hoạt.
Pháp trị: Kiện Tỳ hóa đàm trừ thấp.
Phương thang: Nhị trần thang
gia giảm:
Phục linh 12g
Bán hạ 12g
Trần bì 12g.
Châm cứu: Nội quan,
Phong long, Trung quản, Giải khê.
ĐÀM NHIỆT PHỦ THỰC
Hình
thể tráng thực, đại tiện bí kết, ngực tâm phúc chướng, đầu căng chướng, tính
tình cáu gắt, miệng đắng tâm phiền, mặt hồng, mắt đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, chất
lưỡi hồng, mạch huyền hoạt có lực.
Pháp trị: Thanh nhiệt, hóa đàm, thông phủ.
Phương thang: Tiểu hãm hung
thang và Tăng dịch thừa khí thang
gia giảm.
Hoàng liên 08g
Bán
hạ 12g
Qua
lâu 20g
Sinh
địa 32g
Huyền
sâm 32g
Mạch
môn 32g
Mang
tiêu 05g
Đại
hoàng 06g.
Châm cứu: Phế du, Đại trường du, Xích trạch, Phong long, Hợp cốc,
Khúc trì.
TỲ
THẬN DƯƠNG HƯ
Lưng đau gối mỏi, chi lạnh sợ lạnh,
tinh thần bất thư, mặt phù chi nặng, tứ chi thiểu lực, đại tiện lỏng nát, tiểu
đêm nhiều, lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm trì.
Pháp trị : Ôn Tỳ bổ Thận.
Phương thang: Phụ tử lý trung
thang gia giảm.
Phụ tử 04g
Đảng sâm 16g
Bạch truật 12g
Chích thảo 06g
Can khương 08g
Châm cứu: Tỳ du, Thận du, Trung
quản, Chương môn, Túc tam lý, Mệnh môn, Quan nguyên.
CAN THẬN ÂM HƯ
Lưng
đau gối mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, người gầy, hay mệt, đầu choáng tai ù, tự hãn,
miệng khô, họng ráo, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Pháp trị: Tư dưỡng Can Thận.
Phương thang: Kỷ cúc địa hoàng
thang gia giảm.
Thục địa 20g
Hoài sơn 16g
Sơn thù 08g
Trạch tả 08g
Đơn bì 12g
Phục linh 12g
Kỷ tử 12g
Cúc hoa 10g.
Châm cứu: Can du, Thận du, Huyền chung, Dương lăng tuyền.
ĐÀM Ứ GIAO TRỞ:
Người
béo, cơ thể trầm nặng, chân tay tê mỏi; chất lưỡi xám tía hoặc có điểm ứ huyết,
ban ứ, rêu nhờn; mạch huyền hoạt hoặc sáp.
Pháp trị: Kiện Tỳ hóa đàm, hoạt huyết khử ứ.
Phương thang: Tứ vật đào hồng thang
gia giảm.
Xuyên khung 08g
Đương quy 16g
Thục địa 16g
Bạch thược 12g
Đào nhân 08g
Hồng hoa 08g
Qua lâu 12g
Bán hạ chế 08g
Châm cứu: Trung quản, Phong long, Huyết hải, Hành gian.
CAN UẤT TỲ HƯ
Đau
hai bên sườn, đau không cố định, mệt mỏi, ăn kém, tinh thần bất định, đại tiện
lỏng nát, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch huyền.
Pháp trị: Sơ Can kiện Tỳ giải
uất.
Phương thang: Tiêu giao tán
gia giảm.
Sài hồ 12g
Bạch thược 12g
Bạch truật 16g
Bạch linh 12g
Đương quy 16g
Sinh khương 08g
Châm cứu: Can du, Tỳ du, Chương môn, Trung quản, Thiên khu, Túc tâm
lý.
Quý bệnh nhân quan tâm vui lòng liên hệ PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y
TRƯỜNG SINH ĐƯỜNG để được khám, tư vấn và điều trị.
Quý khách cần tư vấn về phòng và điều trị hãy liên lạc với chúng tôi:
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y TRƯỜNG SINH ĐƯỜNG
58 Hà Chương - P. Trung Mỹ Tây - Quận 12 - TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 0918151869. Email: bstruongsinh@yahoo.com.vn
quocbaolong@yahoo.com
Tham khảo tại Website: phongkhamtruongsinhduong.com