HỘI
CHỨNG THẬN HƯ
Hội chứng thận hư là một
hội chứng lâm sàng và sinh hóa xuất hiện ở nhiều bệnh gây tổn thương
cầu thận đặc trưng bởi:
- Phù
- Protein
niệu cao
- Protein
máu giảm
- Rối
loạn lipoprotein máu
Hội
chứng thận hư thuộc phạm trù chứng Thủy
thũng của Y học cổ truyền. Thủy thũng là các chứng trạng của
thủy tà phát sinh do sự trở ngại trong quá trình vận hóa, điều tiết
và bài tiết thủy dịch mà hình thành. Biểu hiện của bệnh này là
thủy dịch bị ứ nhiều ở bì phu, chân tay, đầu mặt, mi mắt, bụng,…
thậm chí toàn thân đều phù.
Sự
chuyển hóa nước trong cơ thể liên quan đến 3 tạng là phế, tỳ và
thận.
Phế chủ bì mao, dùng phát hãn để
tuyên khai phế khí, làm cho nước theo lỗ chân lông đi ra. Khi bị phong
hàn xâm phạm làm phế khí không lưu thông, tân dịch không được xuống
bàng quang nên nước ứ lại sinh ra thủy thũng.
Tỳ chủ về hóa thấp, có chức năng
vận hóa thủy thấp. Khi công năng của tỳ dương giảm sút, không vận hóa
được thủy thấp làm cho nước đình lại mà thành chứng thủy thũng.
Thận là tạng của thủy, ở giữa có
mệnh môn hỏa có tác dụng ôn vận tỳ dương giúp bàng quang đủ sức khí
hóa nước.
Nếu
công năng của Tỳ và Bàng quang yếu hoặc do công năng của Mệnh môn hỏa
suy kém làm ảnh hưởng đến Tỳ và Bàng quang làm cho Tỳ dương hư không
vận hóa được thủy thấp, Bàng quang không khí hóa được nước, nước bị
đình lại ngấm ra bì phu mà thành thủy thũng.
Thủy
thũng phân làm hai loại lớn là Âm thủy và Dương thủy, Âm thủy và
dương thủy lại chia ra nhiều thể bệnh tuy luận chứng khác nhau nhưng
vẫn được quy nạp về hai loại trên.
Dương thủy : Phù nửa trên người
trước, thuộc thực nhiệt, thể bệnh cấp, tiểu ít đỏ, đại tiện táo,
mạch phù sác.
Âm thủy : Phù nửa người dưới trước, thuộc
hư hàn, tiểu ít nhưng không đỏ, đại tiện thường không táo, mạch trầm
tế, do chứng dương thủy lâu ngày không khỏi biến thành.
Hội
chứng thận hư thuộc thể âm thủy của chứng thủy thũng.
Nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh
Do
Ngoại cảm và nội thương.
Ngoại cảm phong tà thủy
thấp
Ngoại
cảm phong tà phạm phế làm công năng túc giáng của phế khí mất điều
hòa, không thể thông điều thủy đạo, làm cho thủy dịch không xuống
được bàng quang mà đình lưu lại, tràn ra bì phu cơ nhục mà thành
thủy thũng, gọi là phong thủy thuộc thể dương thủy của chứng thủy
thũng.
Ngoại
cảm thấp tà do nơi ở ẩm ướt hoặc lội nước dầm mưa, thủy thấp ngấm
vào trong, ứ đọng ở trung tiêu hoặc do nội thấp lâu ngày làm tổn
thương tỳ dương, lại do ăn uống không điều độ, lo nghĩ quá độ làm tổn
thương tỳ khí gây trở ngại công năng vận hóa thủy dịch của tỳ, thủy
thấp không đưa xuống được mà hình thành thủy thũng.
Nội thương, ẩm thực, hư lao.
Ăn
uống không điều hòa, no đói thất thường hoặc mệt mỏi quá mức làm tỳ
khí bị tổn thương, ảnh hưởng đến công năng khí hóa của thận. Tỳ mất
chức năng kiện vận đưa đến thủy ứ đọng không chưng hóa được. Thận
khí bị tổn thương, chức năng đóng mở không thuận lợi, thủy dịch tràn
ra cũng gây nên thủy thũng.
Dương
thủy lâu ngày không khỏi hoặc điều trị không triệt để có thể chuyển
thành âm thủy.
Bệnh
danh Y học cổ truyền
Tỳ
dương hư
Triệu chứng: Hai chi dưới phù to, ấn
lõm, bụng đầy chướng, ăn uống kém, ăn xong càng đầy bụng, sắc mặt
vàng úa, mệt mỏi, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, tiểu tiện ít, lưỡi
nhợt, mạch trầm hoãn.
Pháp trị: Ôn trung kiện tỳ, hành
khí lợi thủy
Bài thuốc: Thực tỳ ẩm
Bạch
truật
12g
Phụ tử
chế 4g
Hậu
phác
12g
Đại phúc bì
8g
Mộc
qua
6g
Bạch linh
12g
Mộc
hương
6g
Can khương 6g
Thảo
quả
6g
Thận dương hư
Triệu chứng: Phù toàn thân, từ lưng bụng trở xuống phù nhiều
hơn, đau lưng, mỏi gối, tứ chi lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi, chất lưỡi
nhợt, mạch trầm tế.
Pháp trị: Ôn thận lợi thủy
Bài thuốc: Chân vũ thang.
Phụ tử
chế
6g
Phục linh
16g
Bạch
thược 12g Bạch
truật
12g
Sinh
khương 3
lát
Phép trục thủy
Âm thủy có hai loại đều là
hư chứng như đã trình bày ở trên, xong trong hư có lúc biểu hiện thực
chứng (bản hư tiêu thực) như: Phù to toàn thân, tràn dịch màng phổi,
tràn dịch màng tinh hoàn… Khi đó chúng ta có thể áp dụng phép trục
thủy để tiêu thực. Phép trục thủy nói chung thích hợp với thể thực
chứng. Bệnh trình ngắn, chính khí chưa tiêu hao nhiều, thủy thũng
toàn thân nặng, kèm cổ chướng, tiểu ít, táo bón, mạch thực hữu lực
có thể dùng phép trục thủy để trục bớt nước ra ngoài qua đường đại
tiện.
Bài thuốc thường dùng: Thập táo thang
Đại kích
Nguyên hoa
Quý khách cần tư vấn về phòng và điều trị hãy liên lạc với chúng tôi:
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y TRƯỜNG SINH ĐƯỜNG
58 Hà Chương - P. Trung Mỹ Tây - Quận 12 - TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 0918151869. Email: bstruongsinh@yahoo.com.vn
quocbaolong@yahoo.com
Tham khảo tại Website: phongkhamtruongsinhduong.com